NHÃN HIỆU LÀ GÌ, GIÁ TRỊ CỦA NHÃN HIỆU ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, DOANH NGHIỆP

Hotline: 0974780378 (Mr. Thiện)

hoangthiensolutions@gmail.com

NHÃN HIỆU LÀ GÌ, GIÁ TRỊ CỦA NHÃN HIỆU ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, DOANH NGHIỆP
Ngày đăng: 17/03/2023 09:21 AM

     

    Nhãn hiệu là gì:

    Nhãn hiệu là một khái niệm được Pháp luật bảo hộ.

    Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

    Có thể hiểu Nhãn hiệu là các dấu hiệu của một cá nhân, tổ chức (tập thể doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh thương mại) có khả năng dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác.

    Chức năng của Nhãn hiệu:

    Nhãn hiệu như một công cụ Marketing với chức năng truyền đạt tới người tiêu dùng uy tính, hình ảnh của sản phẩm dịch vụ của đơn vụ kinh doanh đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó. Do đó, đăng ký nhãn hiệu thành công và được doanh nghiệp đưa vào sử dụng đã trở thành một tài sản vô hình rất lớn của doanh nghiệp, đôi khi nó còn lơn hơn cả giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Do vậy, nhãn hiệu có vai trò không thể thiếu trong chiến lược phát triển quảng cáo của công ty, nhằm tạo dựng cho Công ty một hình ảnh uy tín, chất lượng về các sản phẩm, dịch vụ của công ty trong thị trường.

    Rất nhiều người khi được tư vấn đề hiểu nhầm nhãn hiệu là thương hiệu, cũng có người nghĩ nhãn hiệu là Logo của Công ty nhưng sự thật đây là các đối tượng khác nhau. Một công ty có thể sử dụng chính logo của Công ty để làm nhãn in trên sản phẩm, nhưng họ cũng có thể thiết kế một lôgo khác hoặc sử dụng các dấu hiệu khác.

    Phân loại nhãn hiệu:

    • Nhãn hiệu tập thể: Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác không phải là thành viên của tổ chức đó ( khoản 17 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).
    • Nhãn hiệu chứng nhận: Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
    • Nhãn hiệu liên kết: Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau.
    • Nhãn hiệu nỗi tiếng:Nhãn hiệu nỗi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam
    • Giá trị của nhãn hiệu đối với cá nhân, doanh nghiệp.

    • Thứ nhất, xác nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu và khẳ định mình là chủ sở hữu độc quyền: Khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ kiểm tra được nhãn hiệu mà mình đang sử dụng có bị trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký bảo hộ hay không để tránh được trường hợp vướng phải kiện trụng, tranh chấp không đáng có xảy ra. Khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ được sự bảo vệ của Pháp luật. Khi bạn đã đăng ký thành công nhãn hiệu của mình thì không một cá nhân tổ chức nào có thể dử dụng nhãn hiệu tương tự như nhãn hiệu của bạn. Điều này đồng nghĩa với sản phẩm của bạn là độc quyền.
    •  Thứ hai, bảo vệ nhãn hiệu của bạn ra khỏi các hành vi xâm phạm: Sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký, nhãn hiệu của bạn sẽ được Pháp luật bảo vệ trước mọi hành vi xâm phạm của các cá nhân, tổ chức khác. Bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý vi phạm khi phát hiện cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu của bạn khi chưa có sự cho phép.
    • Thứ ba, gia tăng niềm tin và độ nhận diện của bạn với khách hàng: Đăng ký nhãn hiệu là một phương thức giúp công bố nhãn hiệu hàng hoá tới công chúng. Khi nhãn hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, nhãn hiệu sẽ được tiếp cận đến khách hàng nhiều hơn. Qua đó, khách hàng có thể nhận diện được nhãn hiệu hàng hoá của bạn với những nhãn hiệu, hàng hoá, cá nhận tổ chức khác.
    • Thứ tư, khai thác lợi ích thương mại từ nhãn hiệu: Sau khi đăng ký nhãn hiệu thì mình có thể khai thác từ nhãn hiệu của mình, chẳng hạn như: sử dụng nhãn hiệu hàng hoá gắn liền với sản phẩm dịch vụ của mình; chuyển giao quyền sử dụng…Mọi cá nhân, tổ chức chỉ được sử dụng nhãn hiệu của bạn khi được sự đồng ý, cho phép của bạn.

    Điều kiện để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

    Theo điều 42 Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 (sửa đổi 2009. 2019) nhãn hiệu sẽ được bảo vệ nếu đáp ứng các điều kiện sau:

    • Là dấu hiệu nhìn thấy được dứoi dạnh chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
    • Có khăng phân biệt được hàng hoá, dịch vụ của Chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

    Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu: Hồ sơ đăg ký nhãn hiệu bao gồm:

    -Tờ khai đăng ký nhãn hiệu ( theo mẫu của cơ quan nhà nước ban hành)

    -Mãu nhãn hiệu cần được bảo hộ

    - Chứng từ nộp lệ phí, phí

    Việc tìm hiểu về đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này. Bài viết trên đây Hoàng Thiện Solution cũng một phần giúp khách hàng biết được về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Để biết thêm thông tin và tư vấn hỗ trợ về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên toàn quốc của chúng tôi, hãy liên hệ qua số Hotline: 0974.780.378 để được tư vấn, hỗ trợ tận tình.

    Zalo
    Chỉ đường
    Hotline: 0974780378